Xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng – Trường cán bộ thanh tra (2024)

Nhà nước pháp quyền lànhà nước mà ở đó công dân sống và làm việc theo pháp luật, mọi hành vi vi phạmpháp luật cần phải được phát hiện và xử lý mà không có sự phân biệt giữa ngườidân, cán bộ, công chức, viên chức. Việc xử lý hành vi vi phạm cần phải tuân thủtheo đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý viphạm. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có hai hệ thống cơ quan chủ yếu thực hiệnviệc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đó là: Các cơ quan Tư pháp với các thủtục tư pháp; Các cơ quan hành chính nhà nước với các thủ tục hành chính.

1. Quan niệm về xử lýtham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Nhà nước pháp quyền là nhà nướcmà ở đó công dân sống và làm việc theo pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luậtcần phải được phát hiện và xử lý mà không có sự phân biệt giữa người dân, cánbộ, công chức, viên chức. Việc xử lý hành vi vi phạm cần phải tuân thủ theođúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm.Hiện nay, pháp luật Việt Nam có hai hệ thống cơ quan chủ yếu thực hiện việc xửlý các hành vi vi phạm pháp luật đó là: Các cơ quan Tư pháp với các thủ tục tưpháp; Các cơ quan hành chính nhà nước với các thủ tục hành chính.

Với các vi phạm pháp luật đượcxử lý bởi các cơ quan Tư pháp với thủ tục tư pháp thì đây là các hành vi viphạm pháp luật với tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội và phải xử lýhình sự.

Với các vi phạm pháp luật đượcxử lý bởi các cơ quan hành chính nhà nước theo thủ tục hành chính làhành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nướcnhưng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, có những hành vi vi phạm về quy tắcquản lý nhà nước nhưng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì vẫn phải được xửlý hình sự để đảm bảo tính răn đe.

Theo đó, LuậtPhòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có hành vi tham nhũng, người cóhành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì tùy theo mức độ viphạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt viphạm hành chính, thậm chí nếu gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường[1].

Như vậy, cóthể hiểu một cách đơn giản rằng xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luậtvề tham nhũnglà việc cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định để xác định cáchành vi vi phạm, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật nhằm áp dụngcác chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm đó.

2.Cơ sở xửlýtham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Mọi hành vi vi phạm pháp luậtphải được phát hiện và xử lý kịp thời, đây là một trong những yêu cầu cơ bảncủa một hệ thống pháp luật hoàn thiện và có được đầy đủ sự tôn trọng, thực hiệnpháp luật một cáchchính xác, thường xuyên, thống nhất bởi nhà nước và xãhội, nhằm xây dựng một trật tự xã hội có kỷ cương, đảm bảo cho hoạt động củatoàn xã hội thống nhất, đồng bộ, vì một xã hội công bằng văn minh[2].Do đó, có thể thấy rằng mọi hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật vềtham nhũng cần phải được phát hiện và xử lý. Do đó, để xử lý tham nhũng và hànhvi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải dựa trên các căn cứ pháplý như sau:

Thứ nhất, phải dựa trên các quyđịnh của pháp luật phòng, chống tham nhũng. Có thể thấy rằng, LuậtPhòng,chống tham nhũng năm 2018 đã quy định cụ thể về các hành vi tham nhũng vàhành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, do đó căn cứ đầu tiênphải xác định để xử lý các hành vi vi phạm đó là các quy định của pháp luậtphòng, chống tham nhũng

Thứ hai, phải dựa trên các quyđịnh của pháp luật về xử lý hình sự; xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức;xử phạt vi phạm hành chính. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng chỉ quy địnhcác hành vi vi phạm và việc xử lý các hành vi phạm pháp luật. Do đó, việc xử lýhình sự, xử lý kỷ luật hay xử phạt vi phạm hành chính cần phải căn cứ vào cácquy định của pháp luật chuyên ngành, qua đó đảm bảo mọi hành vi tham nhũng,hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải được xử lý.

Thứ ba, phải dựa trên tínhchất, mức độ của hành vi vi phạm

Mọi hành vi tham nhũng,hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng đều phải được xử lý, tuynhiên,việc xử lý các hành vi vi phạm này phải căn cứ vào tính chất, mứcđộ nguy hiểm của hành vi vi phạm, nó gắn liền với các hậu quả xảy ra trong thựctiễn để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để xác định hướng xử lý đối với các hànhvi vi phạm này. Dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, cáccơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý về hình sự, xử lý kỷ luật, xửphạt vi phạm hành chính hay phải thực hiện trách nhiệm bồi thường.

Có thể thấy rằng,chủ thểcó hành vi vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũngchủ yếu là đội ngũcán bộ, công chức, viên chứcnhà nước,trongđó,có cả những người giữ chức vụ, quyền hạn, do đó,việc xử lý viphạm cần phải có quyết tâm chính trị cao, tránh sự nể nang e dè trong việc xửlý cán bộ. Đồng thời, phải tăng cường trách nhiệm của người người đứng đầutrong việc chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính nóichung và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng, qua đóđảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính, các hành vi vi phạm phải được xử lýnghiêm.

3. Kết quả xử lý thamnhũng và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong thờigian qua

Kết quả xử lý tham nhũng

Trong năm 2019 các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện vàxử lý nhiểu hành vi tham nhũng, theo đó: Cơ quan điều tra trong Công an Nhândânđã thụ lý điều tra 423 vụ án, 1.073bị can phạm tội về tham nhũng;Viện Kiểm sát các cấp đã truytố300vụ/672bị can;Cơ quan điều tra Viện kiểm sátnhân dân tối cao khởi tố mới12vụ/16bị can về tội danh thamnhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp;Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lýtheo thủ tục sơ thẩm 410 vụ/976 bị cáovề các tội danh thamnhũng, đã xét xử sơ thẩm 279 vụ, 614 bị cáo. Tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo,cải tạo không giam giữ là 23,2%. Có 10 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tùchung thân[3].

Trong năm 2020, các cơ quan cóthẩm quyền tiếp tục phát hiện và xử lý thêm nhiều hành vi tham nhũng, cụ thể:Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhândânđã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng;Cơquan điều tra trong Quân đội Nhân dân đã khởi tố điều tra: 04 vụ/04 bịcan;Viện Kiểm sát Nhân dân các cấpthụ lýkiểm sát điều tra 845 vụ/1596 bị can. Đã giải quyết 390 vụ/827 bịcan, tỷ lệ giải quyết đạt 46,1%. Đã thụ lý giải quyết là 350 vụ/962 bịcan; đã giải quyết 246 vụ/692 bị can;Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với1.175 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 269 vụ, 645 bị cáo phạm các tội tham nhũng,trong đó có 08 bị cáo bị tuyên phạt tù chung thân hoặc tử hình; xét xử phúcthẩm 158 vụ, 326 bị cáo[4].

Kết quả xử lý hành vivi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Qua công tác thanh tra, kiểmtra của các ngành, các cấp cho thấy, các hành vi vi phạm pháp luật về phòng,chống tham nhũng được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy địnhcủa pháp luật, đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện pháp luật về phòng, chốngtham nhũng và có tính răn đe cao. Theo đó, một số hành vi vi phạm được pháthiện và xử lý như sau[5]:

– Sai phạm trong thực hiện côngkhai, minh bạch của cơ quan, đơn vị, trong năm 2019 và nâm 2020, các cơ quan cóthẩm quyền đã tiến hành kiểm tra 12.002 cơ quan, tổ chức, đơn vị về côngkhai minh bạch, qua đó phát hiện một số cơ quan chưa thực hiện đầy đủ các quyđịnh về công khai, minh bạch, qua đó đã kịp thời chấn chỉnh các hành vi saiphạm này.

– Sai phạm trong việc xây dựng,thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, trong năm 2019, năm 2020 các cơ quan cóthẩm quyền tiến hành 5061 cuộc kiểm tra, phát hiện 546 vụ việc và 639 người viphạm, xử lý kỷ luật 91 người, xử lý hình sự 64 người, kiến nghị thu hồi và bồithường 312,2 tỷ đồng.

– Sai phạm trong việc thực hiệnquy định về minh bạch tài sản, thu nhập, trong năm 2019, qua xác minh phát hiện10 trường hợp vi phạm; đã xử lý kỷ luật 08 trường hợp.

– Sai phạm trongthực hiệnnộp lại quà tặng, trong năm 2019 vànăm 2020 có 09 cá nhân nộp lại quà tặng với tổng giá trị là 213,8 triệu đồng;phát hiện và xử lý 04 vụ việc nhận quà tặng không đúng quy định.

–Sai phạm trong thực hiệnquy tắc ứng xử,kiểm soát xung đột lợi ích,trong năm 2020các cơ quan có thẩm quyền đãtiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại4.646 cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 192cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghềnghiệp.Có 08 trường hợp bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, côngvụ được giao do có xung đột lợi ích.

4.Một số đề xuất, kiến nghị

Thứnhất,tăng cường, đẩy mạnh công tác, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cácquy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần ngăn chặn, đầy lùi,kìm hãm các hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Thứhai,xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng đểđảm bảo tính răn đe.

Thứba,hàng năm, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềphòng, chống tham nhũng cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăngcường các buổi thảo luận chuyên đề về phòng, chống tham nhũng trong các phiênhọp chi bộ định kỳ hàng tháng.

Thứtư,từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng,chống tham tham nhũng. Hiện nay, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của công tácphòng, chống tham nhũng càng lớn, tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, liênquan đến người có chức vụ, quyền hạn, điều này đòi hỏi người cán bộ, công chứclàm công tác này cần phải có ý chí kiên định, lập trường chính trị vững vàng,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Thứnăm,đẩy nhanh tiến độ xác minh,điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế đãphát hiện, nhấtcác vụ án, vụ việc nghiêmtrọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.Tăng cường phối hợp, tập trung lực lượng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xửcác vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theođúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.Tổngkết, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả hoạt động của CụcCảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu(thuộc Bộ Côngan), Cục Phòng, chống tham nhũng(thuộcThanh tra Chính phủ)để điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo quyđịnh của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Nguyễn Đăng Hạnh

Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra

Nguồn: http://issi.gov.vn

[1]Điều 92, Điều 94 Luật Phòng, chống thamnhũng năm 2018

[2]Giáo trình lý luận về Nhà nước và PhápLuật. Nguyễn Minh Đoan. Trang 476

[3]Báo cáo số 488/BC-CP ngày 15/10/2019 củaChính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019

[4]Báo cáo số 525/BC-CP ngày 14/10/2020 củaChính phủ về côngtác phòng, chống tham nhũng năm 2020

[5]Báo cáo số 488/BC-CP ngày 15/10/2019 vàBáo cáo số 525/BC-CP ngày 14/10/2020 của Chính phủ về công tác phòng, chốngtham nhũng năm 2019 và 2020

Xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng – Trường cán bộ thanh tra (2024)

References

Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Eusebia Nader

Last Updated:

Views: 5978

Rating: 5 / 5 (80 voted)

Reviews: 95% of readers found this page helpful

Author information

Name: Eusebia Nader

Birthday: 1994-11-11

Address: Apt. 721 977 Ebert Meadows, Jereville, GA 73618-6603

Phone: +2316203969400

Job: International Farming Consultant

Hobby: Reading, Photography, Shooting, Singing, Magic, Kayaking, Mushroom hunting

Introduction: My name is Eusebia Nader, I am a encouraging, brainy, lively, nice, famous, healthy, clever person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.